Hậu quả đối với xã hội Lão_hóa_dân_số

Hậu quả về an ninh quốc phòng

Việc đi lính đòi hỏi sức khỏe tốt, nên hầu hết quân đội phải là người trẻ tuổi. Tình trạng lão hóa dân số khiến việc tuyển quân trở nên khó khăn hơn, quân số sụt giảm, nếu đất nước xảy ra chiến tranh thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Đồng thời, lão hóa dân số khiến một quốc gia phải chấp nhận số đông người nhập cư nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt lao động. Về lâu dài, người nhập cư sẽ sinh con đẻ cái và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong dân số, người bản xứ sẽ dần bị lấn át và cuối cùng sẽ trở thành cộng đồng thiểu số ngay trong chính đất nước mình. Quốc gia đó coi như "bị thôn tính mà không cần tới súng đạn".

Nhà bình luận Mark Steyn phân tích rằng xã hội các nước Tây Âu đang đi đến tự sáthấp hối bởi nạn lão hóa dân số, họ đang dần bị lấn át bởi người Hồi giáo nhập cư. Mark Steyn nói rằng đã quá muộn để cứu vãn các nước Tây Âu: “Châu Âu thời kỳ hậu Ki-tô giáo không thực sự có niềm tin và nó cũng không có chuẩn mực gia đình. Họ đang biến dần vào quá khứ. Xã hội của họ, về cơ bản, đã bị phá vỡ thành những mảnh nhỏ”[19].

Richard Dawkins cảnh báo rằng sự sụp đổ của các xã hội Tây Âu không phải là điều xa vời. Với tình trạng này, thì tới khoảng năm 2050 - 2070, người Hồi giáo sẽ trở thành nhóm dân cư chiếm đa số tại các nước Tây Âu. Khi đó, người Hồi giáo sẽ "đánh chiếm" được Tây Âu mà không cần súng đạn, và văn minh Tây Âu bản địa sẽ tàn lụi[20] Khi điều đó xảy ra, đây sẽ là ví dụ minh họa rõ ràng cho việc cả một đất nước, một nền văn hóa dù thịnh vượng về kinh tế song lại dần bị suy thoái và tàn lụi bởi nạn lão hóa dân số.

Hậu quả về kinh tế

Tác động kinh tế gây ra bởi tình trạng dân số bị lão hóa là điều đáng chú trọng. Người lớn tuổi có xu hướng tiết kiệm cao hơn người trẻ, nhưng mức chi tiêu cho hàng tiêu dùng lại ít hơn. Tùy vào độ tuổi diễn ra sự thay đổi này, một đất nước có dân số lão hóa có thể chứng kiến tình trạng lãi suất thấp và tỉ lệ lạm phát thấp. Cũng bởi người cao niên sẽ tiêu dùng ít hơn, các nước với tỉ lệ dân số già cao thường có mức lạm phát thấp[21]. Đồng thời, việc thiếu hụt lao động trẻ khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, cải tiến kỹ thuật cũng bị sụt giảm.

Trước thực trạng lão hóa dân số đáng báo động, Chính phủ Nhật Bản đưa ra cảnh báo, vào năm 2060 gần 40% dân số nước này là người cao tuổi. Tình trạng dân số lão hóa không chỉ kéo theo gánh nặng về trợ cấp an sinh xã hội khi số người nhận lương hưu ngày một tăng, mà còn là trở ngại lớn với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản khi mà lực lượng lao động trẻ ngày càng ít đi[22]. Do người già chi tiêu ít hơn người trẻ nên thị trường tiêu dùng cũng bị tác động xấu, doanh thu của các doanh nghiệp cũng bị sụt giảm, tình trạng phá sản của doanh nghiệp sẽ tăng[23]

Dân số bị lão hóa cũng buộc công cuộc cải tiến công nghệ phải được đẩy mạnh, bởi sự sụt giảm lực lượng lao động sẽ được bù đắp phần nào bởi hiện tượng thất nghiệp do công nghệ hay bởi tăng năng xuất lao động. Tuy nhiên, việc cải tiến công nghệ không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, và luôn đòi hỏi một chi phí rất lớn.

Hậu quả về an sinh xã hội

Hệ thống an ninh xã hội trải qua những khó khăn khi lão hóa dân số gia tăng. Tính ổn định của các chính sách hưu trí phúc lợi gặp phải những vấn đề khi tuổi thọ con người được tăng lên. Số người phải nhận lương hưu nhiều hơn, thời gian hưởng lương hưu cũng kéo dài hơn, hậu quả là nguồn cung cho quỹ lương hưu bị thiếu hụt. Trong những năm gần đây, nhiều nước đã thông qua các chính sách khác nhau để tăng cường nguồn lực tài chính cho hệ thống hưu trí của mình, mặc dù những khó khăn về thiếu hụt ngân sách hưu trí vẫn hiện hữu.[24]

Nhiều khoản chi tiêu bị đội lên do hiện tượng lão hóa dân số, bao gồm những khoản từ nguồn tài chính công. Lĩnh vực chi tiêu lớn nhất ở nhiều nước hiện nay dành cho chăm sóc y tế, sẽ tăng lên chóng mặt kèm hiện tượng lão hóa dân số. Các chính phủ lúc này phải đứng giữa hai lựa chọn khó khăn: hoặc phải tăng thuế, gồm cả thuế thu nhập và tiêu thụ, hoặc phải hạn chế vai trò của chính phủ trong việc cung cấp các dịch vụ y tế. Tuy vậy, các nghiên cứu gần đây ở một số nước cho thấy sự tăng vọt trong chi phí chăm sóc y tế phần nhiều là do giá thuốc và phí khám sức khỏe tăng cao, và tần suất sử dụng xét nghiệm trong chẩn đoán y khoa trong mọi độ tuổi, mà không phải chỉ bởi hiện trạng lão hóa dân số.[25][26][27][24]

Khoản chi tiêu lớn thứ nhì của hầu hết chính phủ các nước là dành cho giáo dục, kèm với hiện tượng lão hóa dân số, khoản này có xu hướng giảm xuống, đặc biệt khi số lượng người trẻ muốn tiếp tục học tập sau phổ thông ngày càng ít đi khi nhu cầu xã hội càng lúc càng thúc ép họ mau chóng tham gia lực lượng lao động.

Dự đoán về việc dân số tiếp tục bị lão hóa đặt ra những câu hỏi về ngân sách phúc lợi của các nước. Đầu thập niên 2000, Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập hướng dẫn nhằm khuyến khích một “quá trình lão hóa chủ động” và giúp các chính quyền địa phương đối diện với các thử thách của dân số già (Global Age-Friendly Cities) với các vấn đề về đô thị hóa, nhà ở, giao thông, hòa nhập xã hội, dịch vụ y tế, v.v.[28] Chính quyền địa phương đã định rõ để đáp ứng nhu cầu của lượng dân cư có số lượng nhỏ, tuy nhiên, do nguồn tài nguyên giữa các địa phương có nhiều khác biệt (e.g. các khoản thuế tài sản, sự hiện hữu của các tổ chức cộng đồng), trách nhiệm lớn hơn của chính quyền địa phương có vẻ như là làm tăng sự bất bình đẳng.[29][30][31] Tại Canada, những người cao tuổi may mắn nhất và khỏe mạnh thường sống tại những thành phố lớn, thịnh vượng, nơi cung cấp da đạng dịch vụ tiện nghi, trong khi những người ít có cơ may như vậy thì sống với những nguồn lợi ít ỏi.[32] Dịch vụ nhà ở cho người cao niên tại cách thành phố lớn cũng hỗ trợ tốt việc chăm sóc sức khỏe và hòa nhập xã hội (như thuốc men, hoạt động nhóm và sự kiện) tại nơi sống; tuy vậy những người kém may mắn hơn không có những cơ hội này.[33]

Tây Phi nhìn chung và đặc biệt là ở Ghana, quan hệ của chính sách xã hội với tình trạng lão hóa nhân khẩu khá đa chiều, (như phân bố thành thị-nông thôn, cơ cấu giới tính, tỷ lệ biết chữ/mù chữ cũng như lịch sử nghề nghiệp và đảm bảo thu nhập cho họ).[6] Các chính sách hiện thời ứng phó với tình trạng lão hóa ở Ghana còn khá rời rạc, theo kiểu đây chỉ mới là ý tưởng sơ khởi trên giấy tờ về cách người ta nên cải thiện chính sách thế nào để thích ứng với hiện tượng lão hóa dân số. Ý tưởng là vậy, nhưng hiện thực hóa chúng còn đơn lẻ[6] với nguyên nhân có lẽ là do vẫn còn nhiều ý kiến mà một trong số đó là số lượng người cao tuổi vẫn là thiểu số trong xã hội.[34]

Để đối phó với vấn đề lão hóa dân số, nhiều nước có xu hướng tăng độ tuổi hưu trí từ 60 lên 65 nhằm giảm chi phí trợ cấp từ GDP.[6] Kỳ thị Tuổi tác có thể được định nghĩa như sau "sự phủ nhận có hệ thống và theo pháp định những quyền của người cao tuổi chỉ vì tuổi tác của họ từ các cá nhân, hội nhóm, tổ chức và các định chế".[34] Dạng bạo hành này có thể xem là hệ quả của việc thiếu tri thức, thờ ơ, định kiến và sáo mòn. Các hình thức kỳ thị: tiếp cận kinh tế, tiếp cận xã hội, tiếp cận vật chất và tiếp cận công quyền.[35]

Ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt các nước ở Châu Phi, người cao tuổi thường là tầng lớp nghèo nhất trong xã hội, đa số phải sống dưới chuẩn nghèo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lão_hóa_dân_số http://adsri.anu.edu.au/pubs/Kippen/pop_futures_A&... http://www.population.org.au/media/pub/ageingmyths... http://www.tai.org.au/documents/dp_fulltext/DP63.p... http://www.covive.be/index.php?pg=15 http://umanitoba.ca/outreach/evidencenetwork/aging... http://umanitoba.ca/outreach/evidencenetwork/aging... http://www2.canada.com/windsorstar/news/editorial/... http://www.deloitte.com/dtt/article/0,1002,cid%253... http://manyeyes.alphaworks.ibm.com/manyeyes/visual... http://www.indexmundi.com/ghana/demographics_profi...